Quận 9 ở đâu
Buớc tưới chuyển hướngBước tới tìm kiếm
Đối với các định nghĩa khác, xem Quận 9 (định hướng).
Quận 9 | ||
Quận | ||
Tượng Lạc Long Quân trong khu du lịch Suối Tiên, quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh | ||
Hành chính | ||
Vùng | Đông Nam Bộ | |
Thành phố | Hồ Chí Minh | |
Phân chia hành chính | 13 phường[1] | |
Thành lập | 1997 | |
Đại biểu quốc hội | · Nguyễn Thị Quyết Tâm
· Phan Nguyễn Như Khuê · Trịnh Ngọc Thúy |
|
Chính quyền | ||
Chủ tịch UBND | Trần Văn Bảy | |
Địa lý | ||
Tọa độ: 10°49′49″B 106°49′3″ĐTọa độ: 10°49′49″B 106°49′3″Đ | ||
Diện tích | 114 km²[2] | |
|
||
Dân số (2019) | ||
Tổng cộng | 316.450 người[2] | |
Mật độ | 2.775 người/km²[2] | |
Dân tộc | Kinh,… | |
Khác | ||
Mã hành chính | 763[1] | |
Biển số xe | 59-X1; 50-X1 | |
Website | Quận 9 | |
· x
· t · s |
Quận 9 là một quận ven nội thành thuộc khu đô thị phía đông Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Khu này bao gồm quận 2, quận 9 và quận Thủ Đức; trung tâm là khu đô thị mới Thủ Thiêm. Quận 9 được thành lập theo Nghị định số 03-CP của Thủ tướng Chính phủ ngày 6 tháng 1 năm 1997 trên cơ sở tách ra từ huyện Thủ Đức cũ.
Mục lục
Vị trí địa lý
Vị trí quận 9 trong nội thành
TP. Hồ Chí Minh
Quận 9 cách trung tâm thành phố khoảng 13 km theo xa lộ Hà Nội, có vị trí địa lý:
- Phía Đông giáp huyện Long Thànhvà thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, ranh giới tự nhiên là sông Đồng Nai
- Phía Tây giáp quận Thủ Đức
- Phía Tây Nam giáp quận 2
- Phía Nam giáp huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai
- Phía Bắc giáp thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương.
Hành chính
Quận 9 được chia thành 13 phường:[1] Hiệp Phú, Long Bình, Long Phước, Long Thạnh Mỹ, Long Trường, Phú Hữu, Phước Bình, Phước Long A, Phước Long B, Tân Phú, Tăng Nhơn Phú A, Tăng Nhơn Phú B, Trường Thạnh.
Trong đó, phường Hiệp Phú là trung tâm của quận.
Lịch sử
Quận 9 vốn là vùng đất hoang rừng rậm, thú rừng sống thành từng đàn, dân cư thưa thớt, hầu hết sống trên vùng cao chuyên các nghề nương rẫy, chăn nuôi và săn bắt, không quen làm lúa nước.
Đến thế kỷ 15, sau khi cuộc kháng chiến chống quân Minh của nhà hậu Trần thất bại, tàn quân rút vào Thuận Hóa là tuyệt lộ, một số bỏ chạy sang Lào, một số qua Chiêm Thành, số còn lại xuống phía Nam, đến vùng này. Tới thế kỷ 17, hơn 200 năm sau, cũng có một tàn quân nữa giống vậy, của nhà Minh chạy trốn nhà Thanh, xuống vùng này từ Long Môn (Khâm Châu, Quảng Tây). Nhóm này đã bắt tay vào việc khai phá rừng rậm, cuốc xới sình lầy, gieo trồng lúa nước là ngành nông nghiệp và sống chung hoà hợp với dân bản địa, tạo thành một cộng đồng dân cư ngày càng đông đảo.
Từ năm 1623, để mở rộng giang sơn các chúa Nguyễn đã tạo mối thiện cảm đối với triều đại Chân Lạp, để đưa dân cư từ vùng Thuận Quảng vào lập nghiệp. Đến năm 1698 chúa Nguyễn Phúc Chu sai Lễ thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh vào đây kinh lý, lấy đất Đồng Nai lập ra phủ Gia Định, lấy đất Đông Phố lập huyện Phước Long, dựng dinh Trấn Biên, đất Sài Gòn lập huyện Tân Bình, dựng dinh Phiên Trấn, đặt quan chức cai trị hành chánh, quân lính trong coi về quốc phòng.[3]
Năm 1808, năm Gia Long thứ 7 huyện Phước Long được nâng lên phủ Phước Long, bốn tổng được nâng lên thành 4 huyện. Mỗi huyện được chia làm 2 tổng Long Vĩnh và Thành Tuy, lấy hai chữ tên huyện đặt lên đầu tên hai tổng, quận 9 lúc đó thuộc tổng Long Vĩnh.[3]
Năm 1821, triều Minh Mạng, năm thứ 2, địa bàn hai tổng được chia làm bốn tổng. Nhưng mãi đến Minh Mạng năm thứ 17 (1836), đất này mới được đo đạc, cùng với toàn thể ruộng đất trên cả sáu tỉnh Nam Kỳ. Công cuộc này được thực hiện bởi Trương Đăng Quế và Trương Minh Giảng. Từ đó các thôn phường mới có địa bộ chính thức.
Đến Minh Mạng năm thứ 18 (1837), khi ranh giới hành chánh của tỉnh Biên Hòa có sự thay đổi, hai huyện Long Thành và Phước An được tách ra khỏi phủ Phước Long để thành lập phủ mới, tên là Phước Tuy.
Đến khi người Pháp đánh chiếm tỉnh Biên Hòa, thành lập chính quyền thực dân, theo hòa ước Nhâm Tuất (1862), họ làm chủ 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ. Thực thi chính sách trực trị, họ bỏ hết cấp tỉnh, phủ, huyện, và chia địa bàn tỉnh thành 13 địa hạt (Arrondisements), bao gồm tỉnh Biên Hòa cũ (được chia làm 5 địa hạt).
Từ đó 5 năm sau, người Pháp chiếm trọn luôn 6 tỉnh Nam Kỳ. Năm 1867, họ chia toàn địa bàn ra làm 24 đơn vị hành chính, trước gọi là hạt thanh tra (Inspections), sau đổi thành tham biện (Administrateurs). Nơi trụ sở gọi là tòa tham biện, người Việt quen gọi là tòa Bố. Ngày 05 tháng 6 năm 1871, thống đốc Nam kỳ ra nghị định giải thể tòa tham biện Long Thành, sáp nhập vào các toà tham biện lân cận, do đó các làng thuộc tổng Long Vĩnh Hạ được sáp nhập vào hạt tham biện Sài Gòn.
Năm 1920, tỉnh Gia Định được chia làm 4 quận: Thủ Đức, Hóc Môn, Gò Vấp và Nhà Bè. Ngày 10 tháng 10 năm 1965, tổng Long Vĩnh Hạ lại được tách khỏi quận Dĩ An, nhập trở lại quận Thủ Đức. Năm 1967 xã An Khánh được cắt khỏi quận Thủ Đức, nhập vào quận 1 của Đô thành Sài Gòn và được chia thành hai phường là An Khánh và Thủ Thiêm. Sau, 2 phường An Khánh và Thủ Thiêm lại được tách ra để thành lập quận 9 của Đô thành Sài Gòn. Qua năm 1972 trên địa bàn Thủ Đức lại được lập thêm một xã mới là xã Phước Bình.
Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, chính quyền cách mạng sắp xếp lại các đơn vị hành chính trong thành phố, quận Thủ Đức được gọi là huyện ngoại thành. Đồng thời giải thể quận 9 của Đô thành Sài Gòn, 2 phường An Khánh và Thủ Thiêm chuyển thành 2 xã có tên tương ứng và thuộc huyện Thủ Đức (nay là các phường An Khánh, Bình An, Bình Khánh, Thủ Thiêm, An Lợi Đông của quận 2).
Ngày 6 tháng 1 năm 1997, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 03-CP[4] thành lập quận 9 trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số các xã Long Bình, Long Thạnh Mỹ, Long Phước, Long Trường, Phú Hữu, Phước Bình, Tăng Nhơn Phú, 484 ha diện tích tự nhiên và 15.794 nhân khẩu của xã Phước Long, 891 ha diện tích tự nhiên và 13.493 nhân khẩu của xã Hiệp Phú của huyện Thủ Đức[3]. Đồng thời, thành lập các phường thuộc quận 9 như sau:
- Giải thể xã Phước Long để thành lập 2 phường Phước Long A và Phước Long B.
- Giải thể xã Tăng Nhơn Phú để thành lập 2 phường Tăng Nhơn Phú A và Tăng Nhơn Phú B.
- Giải thể xã Long Trường để thành lập 2 phường Long Trường và Trường Thạnh.
- Chuyển 7 xã: Phước Bình, Tân Phú, Hiệp Phú, Long Thạnh Mỹ, Long Bình, Long Phước, Phú Hữu thành 7 phường có tên tương ứng.
Từ đó, quận 9 có 13 phường như hiện nay.
Kinh tế & Xã hội
Vương quốc cá Sấu
ở KDL Suối Tiên
Tượng Hai Bà Trưng
ở KDL Suối Tiên
Dù được đô thị hóa từ 1997 nhưng dân cư quận 9 còn tương đối thấp so với các quận mới thành lập như Quận Bình Tân, Quận Tân Phú. Quận 9 có khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh đã được xây dựng. Intel hiện là nhà đầu tư lớn vào quận, đã đầu tư vào đây với số tiền đăng ký ban đầu là 600 triệu Đôla Mỹ. Đặc biệt tập đoàn Samsung đã cho xây dựng nhà máy với kinh phí đầu tư lên đến 1.4 tỷ đô la Mỹ. Đây là nhà máy lớn thứ 2 trên thế giới của Samsung (sau nhà máy ở Mexico), có diện tích 940.000m2 với các khu tổ hợp chuyên sản xuất tivi, màn hình quảng cáo, máy lạnh, tủ lạnh, máy giặt, máy sấy, máy hút bụi … sản phẩm sản xuất ra được xuất đi hơn 60 nước (sản phẩm nghe nhìn) và hơn 75 nước (sản phẩm điện gia dụng) trên thế giới. Hiện Quận 9 là quận lớn và thưa dân nhất so với các quận còn lại của Thành phố Hồ Chí Minh. Quận 9 là quận duy nhất ở tp. Hồ Chí Minh sở hữu lượng đất nông nghiệp và đất rừng đầm lầy nhiều, nông nghiệp đóng góp một phần vào kinh tế quận. Đây cũng là quận có số dân nông nghiệp chiếm tỷ lệ khá cao (7% dân số) và là quận có đàn động vật nông nghiệp cao, tuy nhiên tình trạng nông nghiệp tự phát bừa bãi đã gây ra không ít hệ lụy như việc các đàn gia súc hiên ngang chắn lối các con đường gây tắc nghẽn giao thông.
Hiện nay trên địa bàn quận 9 đã và đang hình thành một số khu đô thị mới như khu đô thị Singa City, khu đô thị TDL Residence, khu đô thị HTReal 898, khu đô thị Tăng Long River View, khu đô thị Việt Nhân Villa Residence, khu đô thị Valencia Riverside, khu đô thị Nam Khang Residence, khu đô thị Thái Dương Luxury, khu đô thị Green Home Riverside, khu đô thị Park Riverside Tân Cảng, khu đô thị The Garland, khu đô thị Lucky Dragon, khu đô thị Mega Residence, khu đô thị Tăng Phú House, khu đô thị The Sun City Minh Sơn, khu đô thị Hoja Villa, khu đô thị Đông Tăng Long…
Giao thông
Đường phố
Đường số 1 Đường số 2 Đường số 3 Đường số 3B Đường số 5 Đường số 6 Đường số 6A Đường số 10 Đường số 16 Đường số 22 Đường số 23 Đường số 27 Đường số 28 Đường số 33 Đường số 58 Đường số 68 Đường số 89 Đường số 98 Đường số 99 Đường số 102 Đường số 109 Đường số 120 Đường số 132 Đường số 138 Đường số 147 Đường số 160 Đường số 175 |
Đường số 176 Đường số 179 Đường số 185 Đường số 198 Đường số 244 Đường số 265 Đường số 297 Đường số 311 Đường số 359 Đường sổ 385 Đường số 449 Đường 475 Đường số 882 Đường số 898 Đường số 904 Đường số 970 Đường A Đường D An Bình An Khánh An Lộc Bùi Xương Trạch Bưng Ông Thoàn Cầu Đình Cầu Xây Diệp Minh Tuyền Dương Đình Hội |
Đặng Thanh Hiếu Đinh Củng Viên Đình Phong Phú Đỗ Xuân Hợp Gò Cát Gò Công Hai Bà Trưng Hàng Tre Hồ Bá Phấn Hoàng Hữu Nam Huy Cận Ích Thạnh Khổng Tử Lã Xuân Oai Làng Tân Phú Lê Văn Việt Liên Phường Lò Lu Long Phước Long Sơn Man Thiện Long Thuận Nam Hoà Ngô Quyền Nguyễn Duy Trinh Nguyễn Thị Tư Nguyễn Văn Tăng |
Nguyễn Văn Thạnh Nguyễn Xiển Phạm Trọng Cầu Phan Chu Trinh Phước Bình Phước Thiện Quang Trung Đường Song Hành Tam Đa Tân Hoà Tân Lập Tân Lập 1 Tân Lập 2 Tăng Nhơn Phú Tây Hoà Thanh Nga Trịnh Hoài Đức Trường Lưu Trường Thạnh Trương Văn Hải Trương Văn Thành Út Trà Ôn Võ Chí Công Võ Văn Hát Xuân Quỳnh Xa lộ Hà Nội |
Cầu
1/ Cầu Huyện Thanh 2/ Cầu treo Ông kỳ 3/ Cầu Bến Nọc 4/ Cầu Trường Phước 1 |
5/ Cầu Rạch Chiếc 6/ Cầu Vàm Xuồng 7/ Cầu Ông Nhiêu |
8/ Cầu Võ Khế 9/ Cầu Trường Phước 2 10/ Cầu Tăng Long |
11/ Cầu Năm Lý 12/ Cầu Hai Tý 13/ Cầu Nhà Trường |
( nguồn wikipedia)